Tiểu sử Hiếu_Mục_Thành_Hoàng_hậu

Hiếu Mục Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị.

Hiếu Mục Thành Hoàng hậu sinh ra trong gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị, Tương Hoàng kỳ Mãn Châu[1], là hậu duệ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, thuộc hệ 4 - phòng hệ của Nhất đẳng Khác Hi công Át Tất Long.

Cụ nội Nhất đẳng Xác Kính công Doãn Đức (尹德) là con trai thứ tư của Át Tất Long, sinh ra A Lý Cổn (阿里袞) chính là tổ phụ bà[2]. A Lý Cổn có bốn con trai, con trưởng Phong Thăng Ngạch Kế (豐升額繼) thừa hưởng tước Công, một tước Tử, Phong Thăng Ngạch Kế liền đem cho người em út, cũng chính là cha của bà, tức Bố Ngạn Đạt Lãi (布彥達賚). Bố Ngạn Đạt Lãi nguyên nhậm Thượng thư bộ Công, sau được tặng [Tam đẳng Thừa Ân công; 三等承恩公]. Mẹ bà là Ô Nhã thị, là cháu gái của Tổng đốc Thạc Sắc (碩色), thuộc dòng dõi của Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu. Trong gia đình bà cũng có nữ quyến không tồi, tam bá mẫu là cháu gái của Ngạc Nhĩ Thái; 12 vị cô mẫu, một gả cho Vĩnh Mạn (永蔓) là cháu của Di Hiền Thân vương Dận Tường, một người lấy Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân. Trong nhà bà có ba con trai và một mình bà là con gái, 2 người con lớn chết, chỉ có em trai bà là còn sống đến khi trưởng thành.

Căn cứ lệ thành hôn của Hoàng tử nhà Thanh, bà hẳn là được trực tiếp chọn lựa làm Đích Phúc tấn cho Đạo Quang Đế (khi ấy đang là Hoàng tử) trong đợt Bát Kỳ tuyển tú. Theo như lời lẽ trong sách phong truy phong Hoàng hậu về sau của bà, thì là khoảng đầu năm Gia Khánh, tầm giữa năm hoặc hơn. Như vậy, Hiếu Mục Thành Hoàng hậu liền lấy thân phận "Hoàng nhị tử Phúc tấn" mà vào cung. Đáng chú ý chính là, tuy theo ý Gia Khánh Đế rằng sau khi Càn Long Đế qua đời (1799), Gia Khánh Đế mới công nhận đã bắt đầu chọn Mân Ninh làm Trữ quân, nhưng theo cách chọn bà làm Đích Phúc tấn, cộng thêm thời điểm đó Mân Ninh là con thành niên lớn nhất, lại là Đích tử, thì ngay tại đầu năm Gia Khánh việc Mân Ninh là Trữ quân đã được định.

Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), ngày 24 tháng 11, hôn lễ cử hành. Trong thời gian làm Phúc tấn, bà không có bất kỳ người con nào với ông. Hành trạng của bà cũng không ghi lại được nhiều. Năm thứ 13 (1808), ngày 21 tháng 1 (tức ngày 17 tháng 2 dương lịch), Phúc tấn Nữu Hỗ Lộc thị qua đời khi còn khá trẻ, năm 28 tuổi. Năm thứ 16 (1811), ngày 17 tháng 11, tạm an ở Vương Tá thôn (王佐村).

Liên quan